Tuesday, August 5, 2008
Elizabeth Pham and The Vietnam Veterans
Nữ Phi Công Elizabeth Phạm Vinh Thăng Thiếu Tá
Tân thiếu tá Elizabeth Phạm.
Bà Elizabeth Phạm, phi công cuả Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vừa mới đuợc vinh thăng thiếu tá. Bà là phi công lái máy bay F-18, phi cơ tối tân nhất hiện nay của Quân Lực Hoa Kỳ.
Thân phụ của bà là một cựu bác sĩ quân y QLVNCH, thân mẫu của bà cộng tác đắc lực trong hội hậu phương ủng hộ tiền tuyến tại địa phương cư ngụ, thành phố San Diego. Đó cũng là căn cứ gốc của thiếu tá Elizabeth Phạm .
Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Phi Công Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ; bà đỗ thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.
Bà đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó.
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm
Vào buổi trưa trời thật nóng một ngày mùa hè của miền Nam California, trong căn lều chật đông đúc người chờ chụp hình lưu niệm, tất cả những huyên náo, tiếng vang từ hệ thống âm thanh cực mạnh dội khắp mọi nơi từ sân khấu của buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, với hơn mười ngàn người tham dự, một âm thanh trầm vang bao phủ cà một sân vận động trường Trung Học Bolsa thuộc thành phố Garden Grove, California
Người Thiếu Nữ Việt Nam với nụ cười thật đầm ấm và cái răng khểnh duyên dáng pha lẫn cái hào hùng trong Bộ Quân Phục Đại Lễ Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trên vai với cấp bậc Đại Úy hai gạch ngang màu bạc bóng loáng, ngực bên trái đầy những huy chương Đại Lể và phía trên một cánh bay màu vàng hùng dũng nỗi bật, bên phải huy chương của đơn vị, mái tóc Cô cuốn tròn phía sau gáy nằm gọn dưới cái mũ dành riêng cho người Nữ Quân Nhân Sĩ Quan Phi Hành Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhũng người ra vào liên tục trong mấy giờ đồng hồ và Cô vẫn nở nụ cười để chắc chắn đền đáp lại tấm thạnh tình mà đông đảo đồng hương dành cho Cô. Họ đến rồi đi Cô và Phu Quân tiếp đón từng người một, giong nói thật nhẹ nhàng và lễ phép luôn kèm theo nụ cười đầy thiện cảm, họ đến để ngưỡng mộ nhưng cũng để tự hào chính họ một dân tộc có một qúa trình thật hào hùng và nhũng thế hệ thứ hai vẫn tiếp tục chứng minh cho truyền thống ấy.
Cô Elizabeth Phạm tên ngắn gọi là Liz cùng Phu Quân đã đến với Cộng Đồng người Việt, thật tình cờ và đặc biệt, đến để yểm trợ một việc làm đầy chính đáng, đến để cám ơn Anh những thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Một món nợ tâm linh mà chủ nhân không có khà năng đòi và chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó, như lời Cô Dương Nguyệt Ánh đã phát biểu trên sân khấu một vài giây trước đó.
Những Sĩ Quan Hoa Tiêu cho những phản Lực Cơ Chiến Lược, một trong những phi cơ tối tân nhất thế giới F18E/F mà cô và phu quân đang sử dụng trong những chương trình "top top secret" tất cả những sự tiếp xúc bên ngoài phạm vi Quân Đội và Quốc Phòng phải được cấp trên chấp thuận và phải "briefing" tường trình tất cả khi trở về căn cứ. Do đó việc tham dự vào ngày Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh người Thương Binh VNCH phải được sự chấp thuận của cấp trên và là cũng một cố gắng vượt bực của cô và phu quân để tham dự . cũng như trong bài diễn văn đọc trước hàng ngàn ngươì hiện diện và hàng trăm ngàn khán giả của hệ thống truyền hình SBTN đuợc trực tiếp chiếu hình đến khắp nơi trên Hoa Kỳ. Cô đã minh định lập trường Quốc Gia và Chính Nghĩa của mình cũng như muốn đền đáp lại phần nào quốc gia đã bao dung những ngươì tỵ nạn Cộng Sản để cho tất cả có một đời sống đầy ý nghĩa tại Hoa Kỳ.
Ngày 18 tháng 11 năm 1978 khi chiếc máy bay đầu tiên F18 Model A/B bay thử lần đầu, cũng là thơì điểm cô chào đời trên đất tạm dung của thân phụ cô. Những thành phố Southbay miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây, 1,458 chiếc FA-18 A/B đã sản xuất và trị gía 41 triệu dollars cho mỗi chiếc. Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và Northrop Aircraft. 17 năm sau ngày 29 tháng 11 chiếc FA-18 Model E/F bay thử lần đầu tiên, trị gía mổi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất và Cô Elizabeth Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã xử dụng loại máy bay chiến lược này.
Khi viết lưu niệm và chiếc áo của nhân viên thuộc Công Ty Northrop Grumman người đã làm việc tại chương trình F18 trên 28 năm đem đến căn lều dựng trong khu vực Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh và sẽ được giới thiệu đến những bạn đồng nghiệp một phụ nữ Việt Nam là phi công của những loại máy bay chiến lược này cô cùng phu quân đã ký tên vào. Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh, phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ là một phi công bình thưòng mà cô được vinh danh trong hạng những phi công xuất chúng. Và cũng có thể cô đang xử dụng loại máy bay EA-18G loại nầy tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình "Top Secret Clerance" Bí mật Chiến Lược Quốc Phòng nên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì và bất cứ ai, liên quan đến công việc của cô, trị gía mổi chiếc EA-18G lên đến 66 triệu dollars. Chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm đó là chiếc X-35 JSF cô cũng mong muốn được xử dụng trong tương lai sắp đến.
Khi được mời sang chụp ảnh lưu niệm với các Cựu Quân Nhân và các thành viên thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cô và phu quân thật hăng hái, đến nơi những chiếc quân xa cùng thơì Chiến Tranh Việt Nam đã đậu sẵn, những bộ quân phục màu xanh olive, màu rằn ri, những cựu quân nhân QLVNCH khắp mọi nơi , căn lều dã chiến mùi vải bố nhà binh đầy nhóc người, những giá súng M16, trung liên, đại liên, mìn claymore, lựu đạn M26, băng ca tải thương, thùng đạn, dụng cụ cùng thời với chiến tranh Việt Nam được trưng bày và cô hiên ngang hùng dũng đứng trước những ngươì lính bộ binh trong trang phục tư thế tác chiến trước lều và những tấm hinh lưu niệm để ghi lại nhũng cuộc gặp gỡ khó quên này.
Khi băng qua khán đài trở lại nơi chụp hình lưu niệm tiếp tục trên sân khấu những bản nhạc thời chinh chiến vẫn tíếp tục những nghệ sĩ khắp nơi tự nguyện về trình diễn cống hiến những đóng góp của mình cho chương trình phát hình trong 5 tiếng đồng hồ liên tục và con số đóng góp đã hơn $600,000 dollars. Các thương binh đang chờ ngóng tin vui nơi quê nhà. Những hội đoàn và cá nhân, cơ sở thương mại tình nguyện công sức và tài chánh, những phiên họp của Ban Tổ Chức chuẩn bị từ nhiều tháng trước quy tụ hơn cả trăm thiện nguyện viên và ngày thứ bảy hôm trước hàng trăm người đã đến để sắp ghế, dưng lều, trang trí sân khấu, thiết kế âm thanh, treo biển ngữ, thử hệ thống điện thoại, hôm ngày Đại Nhạc Hội hàng ngàn tô phở và café đã được bán ra củng hàng chục ngàn chai nưóc lạnh và nước ngọt tất cả số tài chính thu được đều dành cho Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Cái món nợ tâm linh tuy chủ nhân không có khả năng đòi, nhưng Cộng Đồng người Việt Quốc Gia không đang tâm đi quịt những món nợ ấy.
Buổi chiều, cơn nắng gắt đả đi qua hơn 7 giờ tối nhưng mặt trời vẫn chưa lặn, những đồng hương không chịu ra về và cho đến gần 8 giờ tối tất cả nghệ sĩ dàn hàng ngang trên sân khấu cùng trình diễn bản nhạc và con tim đã vui trở lại của Đức Huy, cuối cùng Ban Tổ Chức tuyên bố chấm dứt Chương Trình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, đồng hương tủa tràn ra phía dưới sân khấu những vòng hoa tung lên, bong bóng và khói đệm cảnh tung ra những lơì chúc tụng và kêu gào cảm ơn thống thiết, những bàn tay vẫy như tiếc nuối, quang cảnh như nổ tung với nhiều triều mến, và tiếng nhạc cuối cùng chấm dứt tất cả như muốn giữ lại nhũng dư âm làm hành trang cho cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh kỳ 3.
Buổi tối đã 9 giờ đêm những thiện nguyện viên tiếp tục hoàn tất nhũng công việc quang cảnh baĩ chiến trường của sân vận động sau khi 10 ngàn người ra về, với chương trình văn nghệ liên tục hơn 8 giờ đồng hồ.
Khi ra về tấm biểu ngữ treo trên hang rào kẻm của sân vận động trường học với ánh sáng còn lại cuối ngày và ánh đèn đêm dòng chữ ẩn hiện.
Món nợ quê hương chưa trả hết
Niềm đau phế tật vẫn còn đây.
Lòng thanh thản cho những công việc thành tựu trong ngày, phía sau một vương vấn vẫn tíếp tục theo đuổi và chìm theo màn đêm. Bên kia công viên những ánh đèn sáng trắng và những đứa trẻ vẫn tiếp tục rong chơi vội cuối ngày, một đứa bé đứng lại nhìn những chiếc xe nhà binh củ kỷ nặng nề với nhiều trang cụ vừa chạy ngang qua và khuất dần trong bóng đêm.
Phạm Hòa
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
-
Đại Tá không quân Hoa Kỳ Đoàn Thắng “Tom” (Ảnh của kadena.af.mil) Đại tá không quân Hoa Kỳ Đoàn Thắng “Tom” được thăng cấp đại tá ng...
-
Tân Thiếu tướng gốc Việt William Seely III tuyên thệ lại lễ thăng cấp hôm 31/7/2020 tại căn cứ không quân MacDill, Florida. Photo...
-
Đại Úy Nguyễn Hùng Trâm Chú của Đại Tá Lương Xuân Việt 1st Battalion, 187th Infantry Regiment "Leader Rakkasans" 1st Battalion, 18...
Nice entry.
ReplyDeleteKhiếp quá, "chị" thật tuyệt vời khi vừa nói anh việt trôi chảy. Điều kiện cần có để làm phi công là gì vậy "chị" có thể kể cho em không?
ReplyDeleteA great Dai uy story. Thought some would be interested in another. Quite different from Elizabeth's but evolves from the same strong determination to accomplishing something very special.
ReplyDelete"Dai Uy Hoch" A Legend In Remote Seas. U.S.N. adviser to the Vietnamese Navy on the Island of Phu Quoc 1963.