Wednesday, August 26, 2020

Hậu Duệ VNCH Từ Một Cậu Bé Tị Nạn Cộng Sản Trở Thành Giám Đốc Sở Di Trú Và Quan Thuế Hoa Kỳ ( ICE)

Vẽ Vang Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn. Exclusive: Tony Pham, a Saigon refugee, will take over ICE

 Bộ An Ninh Nội Địa ( The Department of Homeland Security ) sẽ bổ nhiệm Ông Tony H. Phạm, một người Việt tỵ nạn,
hiện nay là luật sư hàng đầu của Cơ Quan Di Trú và Quan Thuế Hoa Kỳ ( Immigration and Customs Enforcement / ICE), 
trong nhiệm vụ lãnh đạo ICE.

Xin mời Quý Vị theo dõi bản tin ngắn mới nhất dưới đây của Washington Examiner.

BMH ///
Washington, D.C

The Department of Homeland Security is expected to name Tony H. Pham as the new leader of Immigration and Customs Enforcement, the Washington Examiner learned Tuesday afternoon.

Pham is the top attorney at ICE in his role as principal legal adviser. He was born in Saigon and came to the United States as a refugee in the 1970s, according to his government biography. Pham became a U.S. citizen in 1985, following a decade in the country.
“When we came to this nation seeking hope and opportunity as refugees, I signed a promissory note to America," Pham wrote in his bio. "I owe a debt for my freedoms and opportunities which must be repaid. I do so by committing to my community as a dutiful citizen and to pass along my experiences and opportunities to serve those around me.”

**  Khi chúng tôi đến quốc gia này để tìm kiếm hy vọng và cơ hội của một người tỵ nạn (cộng sản), tôi đã ký một giấy nợ với quốc gia Hoa Kỳ. Tôi nợ và phải trả nợ cho sự tự do và những cơ hội của tôi. Tôi làm như thế bằng cách cam kết với Cộng đồng của mình trong tư cách cũa một người công dân có trách nhiệm, truyền đạt những kinh nghiệm và cơ hội của mình để phục vụ tha nhân..

Pham replaces Matthew Albence. The Washington Examiner was the first to report in July he would resign.

Tiểu sử:
Tony H. Pham serves as the Principal Legal Advisor for the Office of the Principal Legal Advisor (OPLA) of the U.S. Department of Homeland Security (DHS), U.S. Immigration and Customs Enforcement (ICE).
After the fall of Saigon in 1975, Tony and his family came to the United States as refugees. As a child, Tony took English as a second language to assist his parents in studying for their citizenship tests. In 1985, after ten years in America, the Phams were rewarded with United States citizenship.
Tony graduated from the College of William and Mary in 1995 and from the University of Richmond School of Law in 1999. He served as a judicial clerk in the Circuit Court of Henrico County before becoming a prosecutor in the Richmond Commonwealth Attorney’s Office. While there, Tony quickly progressed to prosecuting complex homicide, narcotics, and firearm cases. He also served as a Special Assistant United States Attorney handling narcotic trafficking and illegal weapons matters. In 2006, he was ultimately tasked to create and lead the City’s first ever gang prosecution unit.
In 2008, after eight successful years as a prosecutor, Tony transitioned his litigation skills to the Richmond City Attorney’s Office as the Public Safety attorney where he handled all civil rights litigation on behalf of the City and the police officers. In 2010, Tony was selected by the Honorable C.T. Woody Jr. to serve as the in-house counsel for a Constitutionally elected sheriff. His work entailed providing legal and operational guidance to an organization of 600 full-time employees with an average population of 1,200 inmates.
In 2009, Tony was honored as one of Richmond’s “Top 40 Under 40” individuals who are up and coming leaders in the area. Thereafter, in 2010, he was recognized as one of Virginia Lawyer’s Weekly’s “Leaders in the Law” for his leadership in criminal law in the Asian American community. He has further been honored in 2011 and 2012 as one of Virginia Business Magazine’s “Legal Elite” in Criminal Law. Recently, Tony was featured in a cover story by Virginia Lawyer’s Weekly recognizing him as “The Only Lawyer in Virginia Running a Jail.”
Following these recognitions, Tony was selected by the Supreme Court of Virginia to serve on the Virginia State Bar’s Disciplinary Board where he served on a panel which adjudicated matters involving attorney misconduct. Tony further served as a distinguished faculty member of the Justice Carrico Professionalism Course on behalf of the Virginia State Bar. Tony was recognized for his leadership in the Asian American community when Governor Kaine appointed him to serve on the Virginia Asian Advisory Board in 2010, and later reappointed by Governor Robert F. McDonnell.
Recently, Tony served as the Superintendent of the Virginia Peninsula Regional Jail managing a $26 million budget and 136 full-time employees. While Tony has been a trailblazer in the field of law and corrections, he is most proud of being happily married for 18 years and a father of a daughter and son.
“When we came to this nation seeking hope and opportunity as refugees, I signed a promissory note to America. I owe a debt for my freedoms and opportunities which must be repaid. I do so by committing to my community as a dutiful citizen and to pass along my experiences and opportunities to serve those around me.” — Tony H. Pham, Esq.

I am so proud of you anh
Tony Pham
. I hope you still have time come home and delivery food to Veterans with me
Chúc mừng Luật sư Tony Phạm và gia đình . Anh là một Hậu duệ luôn đồng hành với D trong các công tác từ thiện trong mùa đại dịch virus Wuhan này .
*******
Hậu Duệ VNCH Từ Một Cậu Bé Tị Nạn Cộng Sản Trở Thành Giám Đốc Sở Di Trú Và Quan Thuế Hoa Kỳ ( ICE)
Theo bản tin từ Bộ Nội An Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 8 năm 2020 TT Trump chuẩn thuận Luật Sư Tony Phạm là một trong những luật sư hàng đầu của Sở Di Trú trở thành một lãnh đạo cấp cao nhất là Giám Đốc Sở Di Trú và Quan Thuế Hoa Kỳ ( ICE )
Hàng loạt truyền thông Mỹ đều chú trọng đến bản tin này do chức vụ mà Luật sư Tony Phạm đảm nhận là một trong những trọng trách khi mà chính phủ dưới thời TT Trump có nhiều thay đổi về luật di trú cũng như nhập cư . Đặc biệt hơn là TT Trump đã chọn một người Việt tị nạn CS , luật sư Tony Pham là người Mỹ gốc Việt và người Á Châu đầu tiên lãnh đạo một cơ quan có nhiều sắc dân về di trú của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ .
Vào tháng 1 năm 2020 luật sư Tony Phạm đã được TT Trump chuẩn thuận làm Chánh Văn Phòng Cố Vấn Pháp Lý Sở Di Trú ( ICE ) . Chỉ trong vòng 8 tháng ông đã bước lên một vị trí vinh quang trong sự nghiệp . Ông đã có hơn 20 năm làm luật sư từng phục vụ trong các chức vụ quan trong về luật tại thủ phủ Virginia và từng làm giám đốc nhà tù tại Virginia.
Luật sư Tony Phạm sinh năm 1972 , cha ông là cựu Trung Tá Công Binh VNCH . Gia đình ông rời Việt Nam khi Sài Gòn thất thủ . Cũng như bao nhiêu Hậu Duệ VNCH phục vụ trong quân đội Mỹ , luật sư Tony Phạm luôn tự hào mình là con cháu VNCH và luôn tôn vinh lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ .
Trong một đoạn phỏng vấn ông nói :
** Khi chúng tôi đến quốc gia này để tìm kiếm hy vọng và cơ hội với tư cách là một người tỵ nạn cộng sản , tôi đã ký một giấy nợ với quốc gia Hoa Kỳ. Tôi nợ và phải trả nợ cho sự tự do và những cơ hội của tôi. Tôi làm như thế bằng cách cam kết với Cộng đồng của mình trong tư cách cũa một người công dân có đạo đức , truyền đạt những kinh nghiệm và cơ hội của mình để phục vụ tha nhân. “

Monday, August 24, 2020

ĐẠI TÁ HẢI QUÂN HK VŨ THẾ THÙY ANH

 Thật là một vinh dự cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại, Cô Vũ Thế Thùy Anh, ái nữ của Cựu Đại Úy Hải Quân VNCH,  Vũ Thế Hiệp vừa được vinh thăng Đại Tá  hồi Tháng Bảy, 2015.
 
Cô Thùy Anh sinh năm 1968, theo gia đình  định cư tại Hoa Kỳ năm cô lên 7 tuổi. Lớn lên cô theo học ngành Dược ở University of Maryland, tốt nghiệp năm 1994. Sau khi ra  trường cô làm việc ở John Hopkin Hospital. Chín năm sau, năm 2003 cô gia nhập Đoàn Ủy Nhiệm Y Tế  Công Cộng của Hoa Kỳ ( United States Public Health Service Commission Corps – USPHSCC) vì lý tưởng thích đi xa để phục vụ, giúp đỡ nhiều người.  Hiện cô  đang  phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ,  tại một căn cứ Quân sự ở Bethesda.
 
Được biết ba em trai của cô là bác sĩ: Vũ thế Duy Anh, bác sĩ quang tuyến;  Vũ thế Tuấn Anh, bác sĩ cấp cứu; Vũ thế Quốc Anh, bác sĩ nhãn khoa.
 
Để bày tỏ niềm hãnh diện và vui mừng Ông Bà Vũ thế Hiệp, thân sinh của cô Thùy Anh có tổ chức một buổi tiệc thân mật tại Nhà hàng Thần Tài với khoảng hơn một trăm năm mươi người thân và bạn hữu. Trong buổi tiệc này, Ông Vũ Thế Hiệp nói,  ông rất vui mừng thấy con cái mình, thế hệ thứ hai đã thành công, đem lại hãnh diện cho gia đình nói riêng và cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung.
 
Cô Thùy Anh cũng có vài lời cảm ơn Cô Bác và bạn bè đã đến chung vui. Cô cảm ơn Bố Mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ các con nên người. Bố mẹ luôn nhắc nhở các con sống cho xứng đáng là người Việt Nam. Nhất là bố luôn tự hào một sĩ quan Hải Quân trong QuânLực VNCH. Cô đã  noi theo gương bố, gia nhập vào Quân Đội Hoa Kỳ để có được ngày vui hôm nay. Cô cũng cảm ơn phu quân đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, thay thế cô chăm sóc con trong lúc cô phải đi xa vì công vụ.
 
Đại Tá Vũ Thế Thùy Anh đã đem lại niệm hãnh diện không riêng cho gia đình cô mà cho cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại nói chung.



__._,_.___

Nữ Đại Tá Danielle J. Ngô nhậm chức Lữ đoàn trưởng, Lữ Đoàn 130 Công Binh Lục Quân Hoa Kỳ.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 2016, tại căn cứ quân sự Hamilton Field, nữ Đại Tá Danielle J. Ngô đã chính thức nhậm chức Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 130 Công binh Lục quân Hoa Kỳ. Trong buổi Lễ bàn giao cấp Chỉ huy Lữ đoàn dưới sự chủ tọa của Thiếu Tướng Susan Davidson, hiệu kỳ của Lữ đoàn 130 Công binh đã được Đại Tá tiền nhiệm Blace C. Albert chuyển giao lại cho Đại tá Danielle J. Ngô, tân Lữ đoàn trưởng.
Phát biểu trong buổi Lễ nhậm chức, Đại Tá Danielle J. Ngô cho biết: "Tầm quan trọng của lực lượng Lục quân vùng Thái Bình Dương là ở vị trí hoạt động cấp chiến lược. Tôi mong muốn được nhìn thấy năng lực của Lữ đoàn 130 Công binh đạt được trong nhiệm vụ cung cấp, và yểm trợ, để đáp ứng được mục tiêu lợi thế chiến lược trong một tình hình phức tạp ! ".
Quân nhân và gia đình cùng với quan khách, thân hữu của Lữ đoàn 130 được Ban tổ chức mời đến tham dự làm cho buổi lễ tăng thêm phần trang trọng và thân mật. Sau Nghi lễ Nhậm chức trong ngày hôm đó, Đại tá Danielle J. Ngô đã gặp gỡ thân mật các quan khách, và quân nhân các cấp trong Bộ chỉ huy Lữ đoàn. Và cũng ngay ngày đầu tiên nhận nhiệm sở mới, Danielle J. Ngô đã được các quân nhân trong Lữ đoàn dành cho nhiều cảm tình và sự kính trọng. 
Lữ đoàn 130 Công binh Lục quân là một đơn vị lâu đời, nguyên là Trung Đoàn Công Binh 1303 Yểm Trợ, hoạt động vào tháng 7 năm 1943. Và một thời gian ngắn sau đó, Trung đoàn được khai triển yểm trợ cho Lục quân Hoa Kỳ vùng châu Âu, và Thái Bình Dương trong Đệ nhị Thế chiến. Lữ đoàn 130 Công binh Lục quân cũng đã phục vụ chiến đấu trong các cuộc hành quân quy mô như: Joint Operations Endeavor, Desert Shield, Desert Storm, Iraqi Freedom và Enduring Freedom. Là Lữ đoàn Công binh hàng đầu trong Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ (U.S. Army Pacific), Lữ đoàn 130 có hai Tiểu đoàn Công binh cơ hữu, đó là Tiểu Đoàn 84, và Tiểu Đoàn 8 trong nhiệm vụ yểm trợ kỹ thuật của ngành Công binh, và tiếp liệu cho Lục quân vùng Thái Bình Dương.
Đại tá Danielle J. Ngô gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, và trở thành một binh sĩ thuộc binh chủng Công binh. Sau đó, cô theo thụ huấn một khóa Sĩ quan, rồi tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy vào năm 1994. Cô lần lượt phục vụ tại các đơn vị Công binh như 
-Trung đội trưởng kiêm Đại đội phó Tiểu đoàn 62 Công binh                                                                                                                 
 -Sĩ quan phụ tá Ban 4, Lữ đoàn 20 Công binh Nhảy dù                                                                                                                         
--Sĩ quan Ban 1 kiêm Ban 3, Tiểu đoàn 37 Công binh Nhảy dù;                                                                                                                
  -Phân đội trưởng, Phân đội Công binh 610;                                                                                                                                                
-Đại đội trưởng, Đại đội Chỉ huy, Tiểu đoàn 299 Công binh chiến đấu                                                                                                      
-Phó ban 4, Lữ đoàn 1, Sư đoàn 4 Bộ binh tham dự cuộc hành quân Operation Iraqi Freedom I, Iraq                                                   
-Sĩ quan Bộ tham mưu Liên quân (Joint Chiefs of Staff Intern) tại Washington D.C                                                                              
 -Sĩ quan phụ tá Phòng 5, Sư đoàn 1 Bộ Binh                                                                                                                                           
 -Phó phòng 5, Bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại A Phú Hãn (Operation Enduring Freedom Afganistan);                                            
 -Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 52 Công Binh                                                                                                                                             
-Sĩ quan Phụ tá Quân sự cho Chủ tịch Ủy ban Quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc.
Đại tá Danielle Ngô tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chánh tại Đại học Massachusetts. Cô cũng đã hoàn tất 2 Văn bằng Cao hoc tại Trường Chỉ huy và Tham mưu (Command and General Staff College), và Đại học Georgetowns.
Những thành tích nổi bật của Đại tá Danielle Ngô đã được cấp Chỉ huy ngành Công binh Lục quân khen ngợi. Trong suốt thời gian hơn hai năm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 52 Công binh, Trung tá Danielle Ngô đã chỉ huy Tiểu đoàn góp phần đáng kể cứu nạn cháy rừng tại Waldo Canyon, và thực hiện phương pháp đề phòng cháy rừng tại đây. Tiểu đoàn cũng đã yểm trợ xây cất lại căn cứ Không quân Cheyenne Mountain sau cơn lũ lụt. Trong buổi Lễ bàn giao Tiểu đoàn lại cho Trung tá Ralph W Radka, Trung tá Danielle Ngô phát biểu: "Tôi đoán các bạn có thể gọi chúng tôi là Tiểu đoàn Thiên tai. Thật là tuyệt vời, vì chúng tôi đã sống sót qua hai trận cháy rừng xảy ra tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử Tiểu bang Colorado, và một cơn lũ lụt tàn bạo nhất đã làm bị thương 12 binh sĩ của chúng tôi, giờ đây họ đã bình phục. Các thiên tai  mà chúng tôi đã không được tham dự là sóng thần và động đất ! ".  Đại tá Heath Roscoe, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 36 Công binh tại Fort Hood, đã hết lời khen ngợi Trung tá Danielle Ngô, ông nói:"Trung tá Danielle Ngô đã đi thêm những dặm đường. Cô ấy luôn lo lắng và giúp đỡ cho gia đình các binh sĩ trong đơn vị ! ". Dưới sự chỉ huy của Trung tá Danielle Ngô, Tiểu đoàn 52 Công binh cũng đã từng hoạt động tại các chiến trường Bahrain, Afghanistan, và Kuwait.
Đến tháng 2 năm 2014, Trung tá Danielle Ngô nhận nhiệm vụ trong vai trò Sĩ quan Phụ tá Quân sự cho Chủ tịch Ủy ban Quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc. Vài tháng sau, cô có tên trong danh sách 234 Trung tá Lục quân được chọn thăng cấp Đại tá, và đã được chính thức thăng cấp Đại tá trong năm 2015.
Đại tá Danielle Ngô là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang cấp Đại tá trong Binh chủng Công binh Lục quân Hoa Kỳ. Ngoài Đại tá Danielle J Ngô, trong quân đội Hoa Kỳ còn có một số nữ Đại tá Lục quân, Hải quân, Không quân và Đoàn Y tế Công cộng (USPHS) gốc Việt khác như:
- Đại tá Thu Phan Getka, Bác sĩ Nha khoa Hải quân.
- Đại tá Phương Person, Lục quân.
- Đại tá Lynda Vũ, Bác sĩ Quân y Không quân.
- Đại tá Vũ Minh Châu, Bác sĩ Đoàn Y tế Công cộng/USPHS.
- Đại tá  Vũ Thế Thùy Anh, Dược sĩ Đoàn Y tế Công cộng/USPHS.
- Tân Đại tá Mimi Thanh Uyên Phan, Dược sĩ Đoàn Y tế Công cộng/USPHS.
- Đại tá Trần Ngọc Nhung, Bác sĩ Nha khoa Hải quân (hồi hưu).
- Đại tá Mylene Trần Huỳnh, Bác sĩ Quân y Không quân (hồi hưu).
Hơn 26 năm phục vụ trong quân đội, Đại tá Danielle Ngô được ân thưởng nhiều loại huy chương cao quý như: Bronze Star Medal (2), Defense Meritorious Service Medal, Meritorious Service Medal, Joint Service Commendation Medal, Army Commendation Medal (3), Joint Service Achievement Medal (3), Army Achievement Medal (5), Joint Meritorious Unit Award (2), Valorous Unit Award, Army Superior Unit Award (3), Army Reserve Component Achievement Medal, National Defense Service Medal (2)... và một số huy chương cao quý khác nữa .
Dự đoán sau nhiệm kỳ chỉ huy Lữ đoàn 130 Công binh, Đại tá Danielle J. Ngô cũng có thể sẽ được thuyên chuyển để đảm nhận chức vụ cao hơn trong Binh chủng Công binh Lục quân. Tính đến khoảng năm 2018, hay 2019, Đại tá Danielle Ngô cũng có thể được đề cử để trở thành Chuẩn tướng! Cầu chúc cho đường binh nghiệp của cô sẽ thăng tiến như Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, Chuẩn tướng Lapthe C. Flora, và tân Chuẩn tướng William H, Seely III.

 

Engineers change leadership, welcomes new command team

By CourtesyJuly 28, 2016

Engineers change leadership, welcomes new command team
1 / 3Show Caption +Maj. Gen. Susan Davidson, 8th TSC Commander, passes the 130th Engineer Brigade's unit colors to Col. Danielle J. Ngo, during a change of command ceremony on Hamilton Field, Schofield Barracks, HI, July 20, 2016. (Photo by Capt. Adam Cartier, 130th En... (Photo Credit: U.S. Army)VIEW ORIGINAL
Engineers change leadership, welcomes new command team
2 / 3Show Caption +Command Sgt. Maj. Patrickson Toussaint and the color guard march past the reviewing stand, during the 130th Engineer Brigade's change of command ceremony on Hamilton Field, Schofield Barracks, HI, July 20, 2016. (Photo by Capt. Adam Cartier, 130th En... (Photo Credit: U.S. Army)VIEW ORIGINAL
Engineers change leadership, welcomes new command team
3 / 3Show Caption +Maj. Christopher Berge, Commander of Troops, forms the officers and colors for the official party prior to the passing of the 130th Engineer Brigade's colors during a change of command on Hamilton Field, Schofield Barracks, HI, July 20, 2016. (Photo ... (Photo Credit: U.S. Army)VIEW ORIGINAL

Story and photos by Cpt. Adam Cartier, 130th Engineer Brigade UPAR

SCHOFIELD BARRACKS - Soldiers, families, and friends of the 130th Engineer Brigade, 8th Theater Sustainment Command gathered at Hamilton field for a change of command and change of responsibility, July 20.

The dual ceremony marked a change in leadership for the brigade after Col. Danielle J. Ngo, commander, and Command Sgt. Maj. Patrickson Toussaint, senior enlisted advisor, accepted the mantle of leadership as the brigade's new command team.

"This brigade is an extremely valuable and versatile USARPAC asset and these Soldiers will not let you down," said Col. Blace C. Albert, outgoing commander.

Under the command of Col. Albert and Command Sgt. Maj. Obeada the brigade provided the Pacific Command Theater with logistic, construction, combat, geospatial, dive, and general engineering support.

The focus of the ceremony involved the passing of the brigade colors, which represent the heritage and history of the unit, the loyalty of its Soldiers, and the commander's authority.

As soon as Command Sgt. Maj. Obeada passed the brigade colors to Col. Albert, he stepped back and Command Sgt. Maj. Toussaint stepped forward to take his pace as the new brigade senior Noncommissioned Officer.

The colors were passed from the Col. Albert to Maj. Gen. Davidson to Col. Ngo and back to Command Sgt. Maj. Toussaint signaling the passing of authority and responsibility for the unit.

The 130th Engineer Brigade traces its lineage back to the 1303rd Engineer General Support Regiment, which was activated in July 1943 and was shortly thereafter deployed in support of both the European and Pacific Theaters in World War II. The unit also served in Operations Joint Endeavor, Desert Shield, Desert Storm, Iraqi Freedom and Enduring Freedom.

As the premier engineer unit in U.S. Army Pacific, the 130th Engineer Brigade is comprised of two battalions: The 84th Engineer Battalion (Construction Effects) and the 8th Special Troops Battalion, which are called upon consistently for engineering and logistic support across the Pacific Theater.

"The importance of the Pacific Theater at the strategic and operational level, I look forward to seeing the unit's ability to meet the Army's goal of providing a strategic advantage in a complex world," said Col. Ngo.

Prior to the official ceremony, Maj. Gen. Susan Davidson presented the Legion of Merit to Col. Albert and Command Sgt. Maj. Obeada and awarded their spouses, Kelly Albert and Melania Obeda, the Army Engineer Association's Essayons Award to honor their significant contributions to the morale welfare and spirit of engineer units and organizations.

 https://www.army.mil/article/172423/engineers_change_leadership_welcomes_new_command_team

Anh Thư

Hình  như chúng ta chỉ nghe nói nhiều tới các NAM TƯỚNG. Kể cũng lạ ! Ngày nay chốn “ba quân” đâu có phải chỉ toàn là các đấng nam nhi. Được đeo sao trên ve áo trong quân ngũ Mỹ không phải chuyện dễ, NAM TƯỚNG hay NỮ TƯỚNG cũng đều phải theo một trình tự khe khắt như nhau. Thử nhìn vào con số trước. Số chuẩn tướng trong quân đội Mỹ hiện có như sau: 
-Hải Quân: 110 Phó Đề Đốc 
-Coast Guard (Tuần Duyên) : 19 Phó Đề Đốc
-Thủy Quân Lục Chiến: 40 Chuẩn Tướng 
-Lục Quân : 150 Chuẩn Tướng
-Không Quân : 139 Chuẩn Tướng. 
Tổng cộng là 439 Phó Đề Đốc và Chuẩn Tướng.
Các điều kiện để được đề nghị phong cấp Chuẩn Tướng khá khó khăn. Trước hết phải mang cấp Đại Tá được 3 năm. Sau đó phải là Chỉ Huy Trưởng xuất sắc. 
Tiến trình sau đó tuần tự như sau: 
- được Hội Đồng Thăng Cấp chọn lọc
-Tư Lệnh quân chủng đề nghị lên Bộ Trưởng Quốc Phòng
-Thượng Viện duyệt xét
-Tổng Thống quyết định bổ nhiệm. 
Thường chỉ có 3% các Đại Tá được đề nghị trở thành Chuẩn Tướng ! 

Ngày nay, chị em phụ nữ Việt chúng ta ở bên Mỹ cũng mang đồng phục nhưng oai phong hơn nhiều. Họ cũng xông pha ra chỗ mũi tên hòn đạn ngang ngửa với các nam nhi. Nam nhi người Việt cũng như nam nhi người Mỹ, to như những ông hộ pháp. Cạnh tranh trong một tình thế lép vế như vậy nhưng chị em phụ nữ oai hùng chẳng kém chi ai. Chẳng phải là ngày phụ nữ, chẳng lễ mẹ chi, tự nhiên tôi muốn nhắc tới NHỮNG BẬC ANH THƯ Việt Nam lỗi lạc này bởi vì tôi ngợp với những CON CHÁU BÀ TRƯNG BÀ TRIỆU nơi xứ người.

Tướng gốc Việt trong quân đội Mỹ có năm vị. Dẫn đầu là :
-Thiếu Tướng Lương Xuân Việt của Lục quân. 
-Vệ Binh Quốc Gia có Chuẩn Tướng Lập Thể Flora. 
-Thủy Quân Lục Chiến có Chuẩn Tướng William Seely. 
-Không quân có Chuẩn Tướng John Edwards. 
-Hải Quân có Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn. 
Vậy là Hải Lục Không Quân kèm thêm Thủy Quân Lục Chiến và Vệ Binh Quốc Gia, chúng ta đều có tướng. 
Chúng ta tự hào về những NAM TƯỚNG GỐC VIỆT trong mọi binh chủng này.

Nhưng chúng ta tự hào hơn nếu biết là chúng ta còn có hai vị nữ tướng gốc Việt trong quân đội Mỹ. Đó là Chuẩn Tướng Danielle Ngô và Phó Đề Đốc Vũ Thế Thùy Anh.

1-Đại Tá DANIELLE NGÔ

Như vậy là bà đi từ cấp bậc thấp nhất lên tới tướng trong 29 NĂM QUÂN NGŨ.
-NĂM 1990, Danielle Ngô gia nhập Lục quân Hoa Kỳ phục vụ trong ngành Công Binh. 
-NĂM 1994, Bà theo học khóa sĩ quan và được gắn lon Thiếu Úy 
Bà có mặt trong hàng ngũ công binh Nhảy Dù và công binh chiến đấu trên các chiến trường Iraq và Afghanistan. 
-Chỉ trong tám năm, bà đã lên tới Trung Tá, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 52 Công Binh. 
-Năm 2012, bà đã chỉ huy vụ dập tắt đám cháy rừng rộng lớn Waldo Canyon. 
-Năm 2013 vào tháng 9, bà lại hoàn thành vụ dập tắt đám cháy rừng lớn hơn Black Forest Fire ở Colorado. 
-Thắng ông thần lửa, bà cũng thắng ông thần nước trong vụ mưa lũ làm sạt lở căn cứ tối mật của Không Quân xây ngầm trong núi Cheyenne Mountain cũng ở Colorado. 
-Năm 2014 vào tháng 8, bà được vinh thăng Đại Tá. 
-Năm 2017, bà Danielle Ngô đảm nhận chức Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Công Binh 130, hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương. 
Về học vấn, bà có bằng :
-Cử Nhân Tài Chánh, Đại học Massachusetts
-hai văn bằng Cao học tại trường Command and General Staff College và Đại học Georgetown.

2-Đại Tá VŨ THẾ THUỲ ANH

Viên nữ tướng gốc Việt thứ hai trong quân đội Mỹ là Vũ Thế Thùy Anh.
Chào đời vào năm Mậu Thân 1968, di tản qua Mỹ vào năm 1975, Thùy Anh sau đó theo học ngành Dược tại Đại học Maryland. -Ra trường năm 1994, bà làm việc tại Đại học John Hopkins. Là con gái đầu của Hải Quân Đại Úy Vũ Thế Hiệp, bà quyết định theo nghiệp hải hồ của cha. Bà gia nhập U.S.. Public Health Service, viết tắt là PHS, và trở thành SĨ QUAN QUÂN DƯỢC của Hải quân. 
-Năm 2015, sau 12 năm phục vụ trong PHS, bà Vũ Thế Thùy Anh đã mang lon Đại Tá

TỔ CHỨC PHS
Ra đời vào năm 1798, PHS được quân đội hóa vào năm 1889 với một chuỗi các bệnh viện Hải quân đặt ở các hải cảng quan trọng như Boston, Charleston, New Orleans…để kiểm soát dịch bệnh khỏi thâm nhập vào Mỹ. Thành viên của PHS là các bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, y tá. Họ mang cấp bậc quân đội và hoạt động cho cộng đồng khi có thiên tai, bão lụt, bệnh tật hay dịch bệnh. PHS có nhiệm vụ cách ly và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trước khi nó bùng nổ và phát tán ra khắp nơi trong cả nước. Chính PHS đã đóng một vai trò quan trọng trong trận đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 và cộng tác với cơ quan phòng chống dịch Centers for Disease Control (tên viết tắt là CDC ) trong trận chiến chống Covid-19 hiện nay.

5-ĐẠI TÁ BÁC SĨ MYLENE TRẦN HUỲNH ( TÊN VIỆT TRẦN THỊ PHƯƠNG ĐÀI)


Một nữ lưu gốc Việt được đề nghị lên tướng nhưng ĐÃ VỂ HƯU không kịp chờ ngày sao mọc trên ve áo. 
Đó là Đại Tá Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh, tên Việt là Trần Thị Phương Đài. Bà là con của Bác sĩ quân y Dù Trần Đoàn và Dược sĩ Phan Thị Nhơn. 
Năm 1975, khi Sàigòn Thất thủ, Mylene mới chỉ được 9 tuổi. Gia đình bị kẹt lại, Bác sĩ Trần Đoàn bị tống vào trại tù cải tạo. Cũng may ông chỉ ở tù một năm. Họ vượt biển thành công và tới được Manila, Phi Luật Tân. 
Tới Mỹ, bà đã tốt nghiệp bác sĩ tại Đại Học V irginia và phục vụ trong Không Quân Hoa Kỳ suốt 18 năm. 
Bà giữ chức Giám Đốc của Air Force Medical Service, viết tắt là AFMS, thuộc Chương Trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International Health Specialist), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force Surgeon General”. 
Cựu Trung Tướng Lữ Lan đã ca ngợi Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh trong buổi lễ bà được vinh thăng Đại Tá : “Thành tựu của Bác sĩ Mylene Trần không những là một niềm vinh dự của riêng cô mà còn là của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ 35 năm trước đây khi những người tỵ nạn mới đặt chân lên miền đất hứa này, mấy ai nghĩ rằng cô bé “thuyền nhân” nhỏ nhắn đã đến đây từ 30 năm trước lại có ngày trở thành một y sĩ đáng kính trong ngành Quân y của quân lực Hoa Kỳ… Điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa, trong khi đang sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ sở Hoa Kỳ, cô vẫn không quên nguồn cội mình và người dân Việt Nam còn đang sống khốn khổ dưới chế độ cộng sản. Cô cùng toán y tế của mình đã NHIỀU LẨN TRỞ VỀ VN để săn sóc y tế cho người nghèo và những kẻ thiếu may mắn”.

4-BÀ DƯƠNG NGUYỆT ÁNH-BOMB LADY

Không ở trong quân ngũ, không lon, không sao nhưng được mệnh danh là “Bomb Lady”, bà Dương Nguyệt Ánh đúng là một anh thư kiệt xuất. 
Bà sanh năm 1960, rời Việt Nam tỵ nạn tại Mỹ bằng trực thăng năm 1975. Sau thời gian ở trại tạm cư tại Pennsylvania, gia đình bà đã tới định cư tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Bà tốt nghiệp các văn bằng :
-kỹ sư hóa học
-khoa học điện toán 
-và hành chánh. 
Bà làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu của Hải Quân tại Maryland. 
-Là Giám Đốc Khoa Học và Kỹ Thuật (Director of Science and Technology) của chi nhánh Indian Head Division thuộc Trung Tâm Vũ Khí Hải Quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center), 
Bà đã đoạt được nhiều giải thưởng. Thành quả nổi đình nổi đám nhất của bà là :
-Người  đã chế ra bom áp nhiệt (thermobaric bomb). 

BOM ÁP NHIỆT (THERMOBARIC BOMB) HAY BOM DIỆT HẦM NGẦM
Trong bài phỏng vấn bà Dương Nguyệt Ánh của báo Washington Post, số ra ngày Chủ Nhật 30/4/2006, có đoạn viết như sau : “Chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh chỉ huy một nhóm khoa học gia, chỉ trong 67 NGÀY ĐÃ CHẾ RA BOM ÁP NHIỆT đầu tiên của Hoa Kỳ, loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra một vầng mây hóa chất và một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì trong tầm sát hại của nó. 
Được gọi là “bom diệt hầm ngầm”, đây là loại vũ khí dùng để hủy diệt các hang động, địa đạo được dùng làm căn cứ chỉ huy của đối phương trong cuộc chiến A Phú Hãn sau vụ khủng bố 11/9”. 
-Ngoài trái bom “chấm dứt chiến tranh A Phú Hãn” này, 
-bà còn cùng một toán chuyên viên chế tạo ra 18 vũ khí khác trong chỉ có 12 năm. 
Coi bà như… tướng chắc cũng không có chi quá đáng !

Bà Dương Nguyệt Ánh được cộng đồng người Việt trên khắp thế giới biết nhiều rồi. Nếu cần nói thêm chúng ta phải nhắc tới chuyện bà đã đi nhiều thành phố trên nhiều quốc gia để nói lên tiếng nói của hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 29/4/2017 bà đã tới thành phố Montreal nơi tôi ngụ cư và tôi đã tham dự buổi nói chuyện của bà. Là một nhà khoa học nhưng bà không nói chi về việc làm của bà mà chỉ nói tới tấm lòng của bà với tổ quốc Việt Nam. Bà tri ân những người lính đã chiến đấu can trường trong cuộc chiến đầy chính nghĩa trước 1975 và muốn con cháu chúng ta biết rõ những hy sinh của những người đi trước để tự hào về dòng giống của chúng ta.
Cái tôi tâm phục nơi bà là dáng vẻ lịch thiệp và cách nói tình cảm nhưng không thiếu sôi động của bà đã tỏ ra là một con dân một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời. Nếu tìm hiểu về dòng dõi của bà, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về phong thái của bà. Bà là dòng dõi của cụ nghè Dương Khuê, một khuôn mặt văn học rất nổi tiếng, thơ văn được giảng dạy trong nhà trường Việt Nam. Dòng họ này có cách dùng chữ lót trong họ tên theo từng thế hệ, tương tự như đế hệ của hoàng tộc nhà Nguyễn. 
Chữ lót cho tên phái nam cho các thế hệ tiếp nối là: Tự, Thiệu, Hồng, Nghiệp. 
Chữ lót cho Bên nữ là : Hạ, Nguyệt, Vân, Thúy. 
Như vậy bà Dương Nguyệt Ánh đồng vai vế với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Giáo sư Dương Thiệu Tống.

5-Bà GIAO PHAN

Bà Dương Nguyệt Ánh là anh thư chế bom
Bà Giao Phan là anh thư đóng hàng không mẫu hạm loại xịn nhất của Hải quân Mỹ. Đó là hàng không mẫu hạm lớp Ford, lớp tàu hiện đại nhất của thế giới. 
Chức vụ của bà là TỔNG GIÁM ĐỐC của Program Executive Office-Aircraft Carrier, Cơ Quan Điều Hành Chương Trình Hàng Không Mẫu Hạm của Hải quân Hoa Kỳ. Bà cho biết trong cuộc phỏng vấn của đài VOA : “Cơ quan của tôi đảm nhiệm tất cả các việc liên quan đến hàng không mẫu hạm, từ A tới Z. Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa. Tóm lại, từ đầu tới cuối. 
Người lãnh đạo cơ quan của tôi là một vị tướng hai sao của Hải quân là Đề Đốc Brian Antonio. 
Tôi là phó của vị này, đứng vị trí thứ hai, là cấp CHỈ HUY DÂN SỰ CAO CẤP NHẤT trong tổ chức. Chúng tôi có ngân sách 40 tỷ đô la để điều hành”. 
Nói cho vui, đứng ngay sau ông tướng hai sao, nếu chúng ta có gắn cho bà một sao cũng là chuyện không có chi quá đáng! Bà đã trông coi việc đóng ba hàng không mẫu hạm lớp Ford tối tân nhất trên thế giới. Đó là các tàu 
-USS Enterprise
-USS Kennedy 
-và USS Gerald R. Ford. (Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford)
USS Gerald R. Ford có 5 đặc điểm ăn trùm thiên hạ: giúp máy bay cất cánh bằng điện từ (electro-magnetic aircraft launch system): hệ thống phát năng lượng tối tân nhất; thiết kế mới cho kích thước và vị trí của phi đạo; hệ thống tác chiến hợp nhất (integrated warfare system) và hệ thống điều hòa không khí tối tân nhất.

Hai bà không có sao mà như có sao Dương Nguyệt Ánh và Giao Phan làm người Việt chúng ta tự hào. Nhưng chưa đeo sao cũng có thể là loại xịn. Xịn trên chiến trường đàng hoàng. Đó là hai nữ phi công gốc Việt xuất sắc trong quân đội Mỹ: 
-Trung Tá Michelle Vũ 
-và Trung Tá Elizabeth Phạm

6-TRUNG TÁ MICHELLE VŨ 

Trung Tá Michelle Vũ là nữ phi công duy nhất trong phi đội Kỵ Binh 6-17. Hoa lạc giữa rừng gươm! 
Tốt nghiệp Đại học năm 22 tuổi, Michelle nhập ngũ, học lái máy bay trực thăng trong hai năm tham gia chiến trường Iraq. Phi đội Kỵ Binh 6-17 gồm 35 thành viên, chỉ có bà là nữ.

7-TRUNG TÁ ELIZABETH PHẠM

Người nữ quân nhân gan dạ, quả cảm và nhiều máu phiêu lưu nhất không ai khác ngoài Trung tá Thủy Quân Lục Chiến Elizabeth Phạm. 
Nhỏ con nhưng chơi đồ chơi thứ xịn nhất: chiến đấu cơ siêu thanh F-18. 
Tốt nghiệp Đại học UCSD, University of California San Diego, 
Bà gia nhập Không quân và được học lái máy bay tại trường T34 của Hải quân Hoa Kỳ tại Florida. 
Tiếp tục học cao hơn tại trường T45 Goshawk thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Meridian tại tiểu bang Mississippi, bà tốt nghiệp thủ khoa “Top Hook”. 
Bà là phi công đầu tiên được chọn để lái chiến đấu cơ siêu thanh F-18. 
Tại chiến trường Iraq, bà phục vụ tại không đoàn nổi tiếng “Bats”, không đoàn Dơi, có nhiệm vụ yểm trợ cực cận cho các lực lượng bộ binh. 
Những phi công của không đoàn này là những phi công ưu tú nhất được tuyển chọn. Là nữ phi công duy nhất của không đoàn, bà có khả năng yểm trợ hỏa lực chính xác nơi những mục tiêu chỉ cách bộ binh 180 thước ! 
Muốn yểm trợ chính xác như vậy, bà phải bay thấp và đã nhiều lần trúng đạn tại chiến trường Iraq. Bạn đồng ngũ đặt cho bà biệt danh “Miracle woman”. Hiện nay bà đang phục vụ tại vùng Thái Bình Dương, đặt căn cứ tại Nhật Bản.

Nữ Trung Tá Phi Công Elizabeth Phạm là nữ phi công gốc Việt đầu tiên lái chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cô Elizabeth Phạm sinh ngày 13 tháng Giêng, 1978 trong một gia đình Công Giáo, con của Bác Sĩ Phạm Văn Minh  và từng sống ở Seattle, tiểu bang Washington, sau đó gia đình cô dời xuống San Diego, California, định cư.
Phi công Elizabeth Phạm tốt nghiệp Đại Học University of San Diego. Sau đó, cô gia nhập quân đội Hoa Kỳ và được huấn luyện phi hành tại tiểu bang Florida. Cô ra trường với cấp bậc Thiếu Úy, và sau đó tiếp tục được huấn luyện bay cao cấp tại tiểu bang Mississippi.
Cô Elizabeth Phạm tốt nghiệp thủ khoa khóa huấn luyện bay, vì cô đã đáp xuống chiến hạm Ronald Reagon chính xác và dội bom với độ chính xác cao. Cô Elizabeth Phạm đã đánh bại tất cả các nam phi công, và nhờ thành tích nổi bật đó mà đích thân Đại Tướng Chỉ Huy Trưởng đã trao bằng khen và thăng cấp Trung Úy cho cô, đồng thời cô được chọn làm nữ phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến, điều khiển phản lực cơ siêu thanh F/A 18 Hornet vào năm 2003. Chiếc oanh tạc cơ F/A 18 Hornet mà cô điều khiển trị giá hơn $35 triệu Mỹ Kim.
Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Phi Công Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ; cô đậu thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.
Cô đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó. Cô đã bay tổng cộng hơn 130 phi vụ
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ của Trung Tá Elizabeth Phạm là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm.
Với các thành tích đáng tự hào của mình, cô đã được lên chức thiếu tá. Sau một thời gian, đến ngày 1 tháng Ba năm 2019, Thiếu Tướng Craig C. Crenshaw, Giám Đốc Nhân Sự của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã quyết định thăng cấp cho cô lên Trung Tá và tổ chức buổi lễ trên chiến hạm USS Midway ở San Diego.

Vùng Southbay ở miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây.
Tất cả có 1,458 chiếc FA-18 A/B đã được sản xuất và trị giá 41 triệu dollars cho mỗi chiếc.
Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và Northrop Aircraft. Mười bảy năm sau, 11/29/1995, chiếc FA-18 Model E/F bay thử lần đầu tiên, trị giá mỗi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars.
Tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất, và Elizabeth Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã sử dụng loại máy bay chiến lược này.
-Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy, cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh.
Phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ là một phi công bình thường mà Elizabeth Pham được vinh danh trong" Hạng những Phi công xuất chúng. ""
-Và cũng có thể cô đang sử dụng loại máy bay EA-18G -trị giá mỗi chiếc lên đến 66 triệu dollars- là loại mà tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình “Top secret” bí mật chiến lược quốc phòng.
-Chính vì vậy nên cấp trên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì với bất cứ ai liên quan đến công việc của cô. 
Còn chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, chiếc X-35 JSF, cô Elizabeth Phạm cũng mong muốn được sử dụng trong tương lai sắp đến.
Tôi tin trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ có thêm ít nhất một nữ tướng. Bà Trưng ngày xưa cưỡi voi mà nên tướng
Con cháu bà ngày nay cưỡi chiến đấu cơ siêu thanh F-18 trị giá 66 triệu đô thì lên tướng cấp kỳ là cái chắc.

8-TRUNG TÁ JOSEPHINE CẨM VÂN - US NAVY (Hải Quân)

Cô Josephine Cẩm Vân Nguyễn đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học Viện Hải Quân Annapolis, Maryland năm 1999; đây là nơi đào tạo với chương trình 4 NĂM  các SĨ QUAN HIỆN DỊCH  của quân chủng Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến.
Vài cựu sinh viên sĩ quan nổi tiếng trong số nhiều vị khác là cựu tổng thống Jimmy Carter (sĩ quan tiềm thủy đĩnh nguyên tử), nghị sĩ John McCain (sĩ quan phi hành trên hàng không mẫu hạm), nghị sĩ Jim Webb (sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến). Theo hệ thống tự chỉ huy của quân trường, cô Cẩm Vân chỉ huy 2 tiểu đoàn sinh viên sĩ quan với quân số 2,000. Mỗi năm Học Viện tiếp nhận một khóa khoảng 1,000 sinh viên và luôn có 4 khoá tại trường.
Cô theo học Y KHOA tại STANDFORD UNIVERSITY khi tốt nghiệp thực tập tại Bethesda Naval Medical Center, trung tâm y tế có nhiệm vụ theo dõi và săn sóc sức khoẻ cho các tổng thống đương nhiệm. 
Sau khi theo học PHI HÀNH tại Pensacola, Florida, cô được thăng cấp hải quân đại úy với nhiệm sở tại Yokosuka và đi theo hàng không mẫu hạm Kitty Hawk trong vai trò BÁC SĨ QUÂN Y PHI HÀNH từ 2005-2009. Hiện nay, cô là Trung Tá đang làm việc tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ.

H1:Đại Tá DANIELLE NGÔ
H2: Đại Tá VŨ THẾ THUỲ ANH
H3: ĐẠI TÁ BÁC SĨ MYLENE TRẦN HUỲNH ( TÊN VIỆT TRẦN THỊ PHƯƠNG ĐÀI)
H4: BÀ DƯƠNG NGUYỆT ÁNH-BOMB LADY
H5: BÀ GIAO PHAN
H6: BÀ MICHELLE VŨ
H7:BÀ ELIZABETH PHẠM
H8: BÀ JOSEPHINE CẨM VÂN

Hình Ảnh Hậu Duệ VNCH Vũ Quang Thiệu